Nguyên lý của các đường cắt ron này là mình mời "Hey, Mr. Concrete! Hãy nứt đúng vị trí này đi, xin đừng nứt lung tung".
Quy trình thi công cơ bản là: nhà thầu sàn sẽ đổ một ô sàn lớn (một mẻ đổ) giả sử có kích thước là 30m x 30m (900m2). Vị trí biên của các ô sàn lớn này gọi là mạch thi công (Construction Joint), thường sẽ có các thanh sắt truyền lực giữa hai ô sàn (Dowel bar). Một số dự án có thể dùng Armoured Joint để truyền lực và bảo vệ cạnh sàn tốt hơn. Sau khi đợi bê tông đủ cường độ, đơn vị thi công sẽ cắt thành những ô sàn nhỏ hơn có kích thước nhỏ hơn (Ví dụ: 5m x 5m). Độ sâu vết cắt sẽ bằng 1/3 hoặc 1/4 chiều dày sàn tùy theo tiêu chuẩn.
Ứng dụng được cho cả sàn thép sợi và sàn cốt thép thông thường.
Ưu điểm: Chi phí đầu tư ban đầu thấp, dễ thi công, quen thuộc với tất cả các đơn vị thi công, hạn chế vết nứt (không tính đến vấn đề kết cấu).
Nhược điểm: Xe nâng chạy qua các ron sẽ dễ hư hỏng, làm tăng chi phí bảo trì các đường ron, tăng bảo trì xe nâng do sốc. Xe nâng giảm tốc độ khi chạy qua đường cắt, dẫn đến giảm tốc độ vận hành. Cách ẩm, cách nhiệt kém, nấm mốc côn trùng có thể xâm nhập vào công trình.